Chiều ngày 6/10, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đồng chủ trì hội nghị trực tuyến bàn về việc mở cửa lại du lịch quốc tế.
Hội nghị có sự tham dự của 15 cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài là những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), lãnh đạo Tổng cục Du lịch, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch và một số cơ quan thông tấn báo chí Trung ương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho biết, từ năm 2019 trở về trước, du lịch Việt Nam luôn tăng trưởng cao ở mức 2 con số. Kết quả này có sự đóng góp, hỗ trợ rất lớn của các cơ quan ngoại giao, góp phần kết nối, lan tỏa các giá trị bản sắc văn hóa, du lịch Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chính là cầu nối để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế đến nước ta.
Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Do đó, khi đã kiểm soát cơ bản được dịch, việc khởi động lại du lịch là cần thiết. Trong thời gian qua, Bộ VHTTDL đã có những chương trình làm việc với các địa phương và doanh nghiệp nhằm tái khởi động hoạt động du lịch nội địa sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, bước sang giai đoạn chung sống an toàn với COVID-19.
Đối với thị trường quốc tế, ngành du lịch đang thực hiện công tác chuẩn bị thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Đây là bước mở màn, nếu tổ chức thành công sẽ tạo cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. Sự tham gia, gắn kết của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thu hút dòng khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam.
Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đã giới thiệu về kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Trong đó, xác định những nhiệm vụ chính như: lựa chọn thị trường; xác định địa điểm, thời gian, lộ trình thí điểm; lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ; xây dựng quy trình đón, phục vụ khách; truyền thông giới thiệu kế hoạch thí điểm; tổ chức vận chuyển khách theo quy trình; tổ chức phục vụ khách tại cơ sở dịch vụ; phối hợp đảm bảo các điều kiện đón khách và xử lý tình huống khi có dịch bệnh; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; đánh giá kết quả thí điểm và đề xuất mở cửa đón khách quốc tế.
Khách quốc tế có nhu cầu rất lớn đi du lịch trở lại sau thời gian dịch bệnh
Tại hội nghị, các vị đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Úc, Malaysia… đã thông tin về tình hình dịch bệnh, chương trình tiêm chủng ở nước sở tại. Theo đó, các nước này đang kiểm soát tốt dịch bệnh, số ca nhiễm giảm dần, tốc độ tiêm phủ vắc xin phòng COVID-19 tăng nhanh, tiến tới sẽ đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng. Nhiều nước đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới, mở lại các hoạt động đi lại, du lịch.
Các đại biểu cũng cho biết, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tâm lý khách quốc tế rất mong muốn và sẵn sàng đi du lịch trở lại, nhu cầu là rất lớn. Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng cho biết, người dân Hàn Quốc đang có tâm trạng ngóng chờ đi du lịch quốc tế, nhiều người quan tâm đến du lịch Việt Nam, Phú Quốc và đang chờ những thông tin chính thức từ Việt Nam.
Theo bà Hoàng Thị Thanh Nga, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, sau 2 năm bị hạn chế bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân Mỹ đang có nhu cầu lớn đi du lịch. Họ có thiện cảm và đánh giá cao Việt Nam về những giá trị phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực. Bên cạnh đó, rất nhiều bà con Việt kiều ở Mỹ cũng có nhu cầu về thăm quê hương. Những ưu tiên hàng đầu khi đi du lịch của người Mỹ là điểm đến an toàn, thân thiện, du lịch xanh, bền vững, mức bảo hiểm du lịch cao, linh hoạt trong hoãn, hủy chuyến, ứng dụng công nghệ trong du lịch.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Úc, Thái Lan cũng cho biết, trước dịch bệnh số lượng khách từ những nước này sang Việt Nam là khá lớn. Đến nay khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân cũng đang có nhu cầu đi du lịch trở lại, nhất là đối với khách du lịch Nga khi mùa đông sắp tới.
Bên cạnh đó, đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cũng lưu ý, khách quốc tế rất quan tâm đến các quy định về nhập cảnh, kiểm dịch, cách ly cũng như đường bay thẳng.
Cần có quy trình kiểm soát y tế thống nhất và ổn định, tạo điều kiện cho khách đi du lịch
Mối quan tâm chung được các vị đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài nêu ra, đó là quy trình kiểm soát y tế, cách ly khi đến và khi về đối với khách quốc tế. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng cần có quy trình kiểm soát y tế thống nhất và ổn định để khách nước ngoài yên tâm khi đặt tour du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nhấn mạnh nếu thời gian cách ly kéo dài sẽ làm du khách ngần ngại đi du lịch. Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho biết người dân Mỹ khi đi du lịch về nước không phải cách ly tập trung, thay vào đó là theo dõi ở nhà và xét nghiệm PCR. Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ thông tin người dân Đức nếu tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 khi nhập cảnh trở về cũng không phải cách ly tập trung. Các đại biểu đề xuất nên xem xét nới lỏng quy định thời gian cách ly đối với khách quốc tế khi nhập cảnh Việt Nam để thu hút du lịch quốc tế.
Các đại biểu đều nhấn mạnh cần thúc đẩy việc công nhận chứng nhận tiêm chủng vắc-xin giữa Việt Nam với các nước để tạo điều kiện đón khách quốc tế vào Việt Nam.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết, Bộ đã phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ về chính sách công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin. Hiện Bộ đang phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Thông tin, Truyền thông để triển khai công đoạn chứng thực điện tử các chứng nhận tiêm chủng vắc-xin. Để tạo thuận lợi cho đón khách quốc tế, vừa qua, Việt Nam đã công nhận tạm thời giấy chứng nhận tiêm chủng của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chứng thực bởi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thúc đẩy mở đường bay thẳng
Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ thông tin về kinh nghiệm mở cửa du lịch quốc tế ở một số nước, trong đó có mô hình Phuket của Thái Lan, đảo Langkawi của Malaysia. Theo đó, cần chú ý bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở y tế, năng lực xử lý khi xảy ra sự cố có ca nhiễm, tính toán đến sức tải của điểm đến.
Ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đề nghị nên thiết kế các tour du lịch chuyên đề như du lịch golf, du lịch mua sắm, du lịch MICE. Đồng ý kiến, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đề xuất nên có chính sách đặc thù đối với Phú Quốc khi thí điểm đón khách quốc tế, mong muốn mở rộng các loại hình du lịch chuyên đề như kết hợp tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hội nghị kết nối khách hàng. Cục Xúc tiến thương mại sẵn sàng trao đổi, phối hợp với ngành du lịch để quảng bá các sản phẩm du lịch tiêu biểu trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc mở đường bay thẳng cũng là một trong những yếu tố được khách du lịch rất quan tâm. Các đại biểu đề xuất xem xét hình thành các “bong bóng du lịch” giữa Việt Nam với các nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết Nga đang đề xuất mở đường bay thẳng tới Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho rằng việc Vietnam Airlines và Bamboo Airways mở đường bay thẳng tới Mỹ là rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi đi lại giữa hai nước.
Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài
Tham dự hội nghị, các vị đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao sáng kiến của Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị trực tuyến về thí điểm mở cửa du lịch quốc tế ở Phú Quốc. Coi đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài, mở cửa lại kinh tế, các đại biểu khẳng định sẵn sàng phối hợp với ngành du lịch để quảng bá thông tin du lịch Việt Nam ở nước sở tại. Sau một thời gian dài bị hạn chế bởi dịch bệnh, đây là thời điểm tốt để kết nối, cung cấp lại thông tin về du lịch Việt Nam khi nhu cầu đi du lịch của người dân các nước đang gia tăng. Các đại biểu đề nghị Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch trong thời gian tới cung cấp các gói thông tin chính thức tới các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để cùng tiến hành truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khẳng định, trong những năm qua, ngành ngoại giao luôn đồng hành cùng ngành du lịch để quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài qua đó thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bộ Ngoại giao cùng các đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch để triển khai thành công chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế ở Phú Quốc cũng như giai đoạn mở rộng sau này, tiếp tục quảng bá rộng rãi thông tin du lịch Việt Nam trên toàn thế giới, cũng như chia sẻ kinh nghiệm mở cửa từ nhiều quốc gia khác.
Thứ trưởng nhất trí nên xem xét mở rộng đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam như khách du lịch, nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia, người Việt Nam ở nước ngoài… Xem xét kết nối đường bay thẳng từ các thị trường an toàn tới Phú Quốc. Đồng thời, đề xuất xem xét nới lỏng điều kiện cách ly y tế trong khi vẫn duy trì các quy định về tiêm chủng vắc-xin, xét nghiệm âm tính, thu hút cả đối tượng khách du lịch kết hợp công việc đi ngắn ngày.
ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19, TỪNG BƯỚC PHỤC HỒI DU LỊCH | THÍ ĐIỂM MỞ LẠI DU LỊCH QUỐC TẾ
Ngành Du lịch và Ngoại giao đồng hành quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới, tái khởi động du lịch quốc tế
Cập nhật: Thứ tư, 06/10/2021 22:29:38Lượt xem: 712
– Chiều ngày 6/10, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đồng chủ trì hội nghị trực tuyến bàn về việc mở cửa lại du lịch quốc tế.
Hội nghị có sự tham dự của 15 cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài là những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), lãnh đạo Tổng cục Du lịch, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch và một số cơ quan thông tấn báo chí Trung ương.
Thứ trưởng Đoàn Văn Việt phát biểu tại hội nghị. Ảnh TITC
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho biết, từ năm 2019 trở về trước, du lịch Việt Nam luôn tăng trưởng cao ở mức 2 con số. Kết quả này có sự đóng góp, hỗ trợ rất lớn của các cơ quan ngoại giao, góp phần kết nối, lan tỏa các giá trị bản sắc văn hóa, du lịch Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài chính là cầu nối để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế đến nước ta.
Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Do đó, khi đã kiểm soát cơ bản được dịch, việc khởi động lại du lịch là cần thiết. Trong thời gian qua, Bộ VHTTDL đã có những chương trình làm việc với các địa phương và doanh nghiệp nhằm tái khởi động hoạt động du lịch nội địa sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, bước sang giai đoạn chung sống an toàn với COVID-19.
Đối với thị trường quốc tế, ngành du lịch đang thực hiện công tác chuẩn bị thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Đây là bước mở màn, nếu tổ chức thành công sẽ tạo cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới. Sự tham gia, gắn kết của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thu hút dòng khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam.
Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đã giới thiệu về kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Trong đó, xác định những nhiệm vụ chính như: lựa chọn thị trường; xác định địa điểm, thời gian, lộ trình thí điểm; lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ; xây dựng quy trình đón, phục vụ khách; truyền thông giới thiệu kế hoạch thí điểm; tổ chức vận chuyển khách theo quy trình; tổ chức phục vụ khách tại cơ sở dịch vụ; phối hợp đảm bảo các điều kiện đón khách và xử lý tình huống khi có dịch bệnh; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; đánh giá kết quả thí điểm và đề xuất mở cửa đón khách quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu giới thiệu về kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Ảnh TITC
Khách quốc tế có nhu cầu rất lớn đi du lịch trở lại sau thời gian dịch bệnh
Tại hội nghị, các vị đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Úc, Malaysia… đã thông tin về tình hình dịch bệnh, chương trình tiêm chủng ở nước sở tại. Theo đó, các nước này đang kiểm soát tốt dịch bệnh, số ca nhiễm giảm dần, tốc độ tiêm phủ vắc xin phòng COVID-19 tăng nhanh, tiến tới sẽ đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng. Nhiều nước đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới, mở lại các hoạt động đi lại, du lịch.
Các đại biểu cũng cho biết, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tâm lý khách quốc tế rất mong muốn và sẵn sàng đi du lịch trở lại, nhu cầu là rất lớn. Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng cho biết, người dân Hàn Quốc đang có tâm trạng ngóng chờ đi du lịch quốc tế, nhiều người quan tâm đến du lịch Việt Nam, Phú Quốc và đang chờ những thông tin chính thức từ Việt Nam.
Theo bà Hoàng Thị Thanh Nga, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, sau 2 năm bị hạn chế bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân Mỹ đang có nhu cầu lớn đi du lịch. Họ có thiện cảm và đánh giá cao Việt Nam về những giá trị phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực. Bên cạnh đó, rất nhiều bà con Việt kiều ở Mỹ cũng có nhu cầu về thăm quê hương. Những ưu tiên hàng đầu khi đi du lịch của người Mỹ là điểm đến an toàn, thân thiện, du lịch xanh, bền vững, mức bảo hiểm du lịch cao, linh hoạt trong hoãn, hủy chuyến, ứng dụng công nghệ trong du lịch.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Úc, Thái Lan cũng cho biết, trước dịch bệnh số lượng khách từ những nước này sang Việt Nam là khá lớn. Đến nay khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân cũng đang có nhu cầu đi du lịch trở lại, nhất là đối với khách du lịch Nga khi mùa đông sắp tới.
Bên cạnh đó, đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cũng lưu ý, khách quốc tế rất quan tâm đến các quy định về nhập cảnh, kiểm dịch, cách ly cũng như đường bay thẳng.
Cần có quy trình kiểm soát y tế thống nhất và ổn định, tạo điều kiện cho khách đi du lịch
Mối quan tâm chung được các vị đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài nêu ra, đó là quy trình kiểm soát y tế, cách ly khi đến và khi về đối với khách quốc tế. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng cần có quy trình kiểm soát y tế thống nhất và ổn định để khách nước ngoài yên tâm khi đặt tour du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nhấn mạnh nếu thời gian cách ly kéo dài sẽ làm du khách ngần ngại đi du lịch. Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho biết người dân Mỹ khi đi du lịch về nước không phải cách ly tập trung, thay vào đó là theo dõi ở nhà và xét nghiệm PCR. Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ thông tin người dân Đức nếu tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 khi nhập cảnh trở về cũng không phải cách ly tập trung. Các đại biểu đề xuất nên xem xét nới lỏng quy định thời gian cách ly đối với khách quốc tế khi nhập cảnh Việt Nam để thu hút du lịch quốc tế.
Các đại biểu đều nhấn mạnh cần thúc đẩy việc công nhận chứng nhận tiêm chủng vắc-xin giữa Việt Nam với các nước để tạo điều kiện đón khách quốc tế vào Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh TITC
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết, Bộ đã phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ về chính sách công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin. Hiện Bộ đang phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Thông tin, Truyền thông để triển khai công đoạn chứng thực điện tử các chứng nhận tiêm chủng vắc-xin. Để tạo thuận lợi cho đón khách quốc tế, vừa qua, Việt Nam đã công nhận tạm thời giấy chứng nhận tiêm chủng của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chứng thực bởi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thúc đẩy mở đường bay thẳng
Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ thông tin về kinh nghiệm mở cửa du lịch quốc tế ở một số nước, trong đó có mô hình Phuket của Thái Lan, đảo Langkawi của Malaysia. Theo đó, cần chú ý bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở y tế, năng lực xử lý khi xảy ra sự cố có ca nhiễm, tính toán đến sức tải của điểm đến.
Ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đề nghị nên thiết kế các tour du lịch chuyên đề như du lịch golf, du lịch mua sắm, du lịch MICE. Đồng ý kiến, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đề xuất nên có chính sách đặc thù đối với Phú Quốc khi thí điểm đón khách quốc tế, mong muốn mở rộng các loại hình du lịch chuyên đề như kết hợp tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hội nghị kết nối khách hàng. Cục Xúc tiến thương mại sẵn sàng trao đổi, phối hợp với ngành du lịch để quảng bá các sản phẩm du lịch tiêu biểu trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc mở đường bay thẳng cũng là một trong những yếu tố được khách du lịch rất quan tâm. Các đại biểu đề xuất xem xét hình thành các “bong bóng du lịch” giữa Việt Nam với các nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết Nga đang đề xuất mở đường bay thẳng tới Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho rằng việc Vietnam Airlines và Bamboo Airways mở đường bay thẳng tới Mỹ là rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi đi lại giữa hai nước.
Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài
Tham dự hội nghị, các vị đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao sáng kiến của Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị trực tuyến về thí điểm mở cửa du lịch quốc tế ở Phú Quốc. Coi đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài, mở cửa lại kinh tế, các đại biểu khẳng định sẵn sàng phối hợp với ngành du lịch để quảng bá thông tin du lịch Việt Nam ở nước sở tại. Sau một thời gian dài bị hạn chế bởi dịch bệnh, đây là thời điểm tốt để kết nối, cung cấp lại thông tin về du lịch Việt Nam khi nhu cầu đi du lịch của người dân các nước đang gia tăng. Các đại biểu đề nghị Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch trong thời gian tới cung cấp các gói thông tin chính thức tới các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để cùng tiến hành truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khẳng định, trong những năm qua, ngành ngoại giao luôn đồng hành cùng ngành du lịch để quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài qua đó thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bộ Ngoại giao cùng các đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch để triển khai thành công chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế ở Phú Quốc cũng như giai đoạn mở rộng sau này, tiếp tục quảng bá rộng rãi thông tin du lịch Việt Nam trên toàn thế giới, cũng như chia sẻ kinh nghiệm mở cửa từ nhiều quốc gia khác.
Thứ trưởng nhất trí nên xem xét mở rộng đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam như khách du lịch, nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia, người Việt Nam ở nước ngoài… Xem xét kết nối đường bay thẳng từ các thị trường an toàn tới Phú Quốc. Đồng thời, đề xuất xem xét nới lỏng điều kiện cách ly y tế trong khi vẫn duy trì các quy định về tiêm chủng vắc-xin, xét nghiệm âm tính, thu hút cả đối tượng khách du lịch kết hợp công việc đi ngắn ngày.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh TITC
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt hoan nghênh, đánh giá cao sự đồng hành của Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài trong suốt thời gian qua cũng như các ý kiến đóng góp rất hữu ích tại hội nghị này.
Thứ trưởng cho biết hiện nay UBND tỉnh Kiên Giang đang chủ trì lấy ý kiến các bộ ngành về kế hoạch chi tiết thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Trong thời gian tới có thông tin chính thức sẽ cung cấp tới Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài. Sau Phú Quốc, có nhiều địa phương đang chủ động xây dựng kế hoạch và đề xuất mở cửa đón khách du lịch quốc tế như Khánh Hoà, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng… Qua đó, cho thấy vai trò tích cực của du lịch trong thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đề nghị các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục quan tâm, đồng hành, triển khai thông tin, quảng bá về kế hoạch thí điểm đón khách du lịch quốc tế tới Phú Quốc tại các thị trường nước ngoài. Hỗ trợ kết nối hợp tác kinh tế, du lịch giữa Việt Nam với các nước. Thúc đẩy đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua các hoạt động ngoại giao cấp cao, các sự kiện chính trị lớn do hai Bộ chủ trì tổ chức.
Thứ trưởng cũng bày tỏ mong muốn ngành ngoại giao tiếp tục quan tâm, tích cực vận động UNESCO công nhận các di sản vật thể, phi vật thể của Việt Nam. Đây vừa là thương hiệu lớn đồng thời sẽ trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn mang tính chất toàn cầu.
Theo Trung tâm Thông tin du lịch
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/38071