KHÁM PHÁ ĐỒNG THÁP
Khám phá văn hoá, ẩm thực và con người Đồng Tháp là một hành trình lý thú đối với mọi du khách. Trên cung đường khám phá Đồng Tháp là những di tích lịch sử, những lễ hội, những món ăn đã nổi danh trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Chỉ số năng lực phát triển của ngành du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc gia tăng cao nhất trên thế giới.
Trung tâm Thông tin Du lịch (Tổng cục Du lịch) trích báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) công bố ngày 24/5 cho thấy, chỉ số năng lực phát triển của ngành du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc gia tăng cao nhất trên thế giới.
Hai năm qua, trước những thiệt hại nặng nề của ngành du lịch do tác động của đại dịch Covid-19, WEF đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận vấn đề khi chuyển từ đánh giá xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh sang sang Chỉ số năng lực phát triển. Điều này được thể hiện rõ ngay tại chủ đề của báo cáo năm 2021: “Tái thiết vì một tương lai bền vững và kiên cường hơn”.
Bộ chỉ số năng lực phát triển du lịch gồm 112 chỉ số được phân chia thành 17 nhóm chính, được thiết kế tập trung nhiều hơn vào đánh giá vai trò của ngành du lịch trong một môi trường kinh tế - xã hội rộng mở hơn. Một số nhóm chỉ số mới so với trước đây đã được bổ sung như Tài nguyên phi giải trí; Sự bền vững về kinh tế-xã hội; Sức ép và tác động của nhu cầu du lịch…
Báo cáo mới nhất của WEF đánh giá, Việt Nam là quốc gia có mức tăng điểm số cao nhất thế giới (+4,7%), về xếp hạng tăng 8 bậc so với năm 2019 (kết quả xếp hạng năm 2019 cũng đã được tính toán, điều chỉnh lại theo Chỉ số năng lực phát triển).
Qua đó, WEF ghi nhận những thành tựu về kiểm soát, phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam, sự thích ứng linh hoạt, an toàn, những nỗ lực tái mở cửa và hồi phục ngành du lịch, cũng như những yếu tố bền vững làm điểm tựa để du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển.
Cùng với Việt Nam, Indonesia (tăng 12 bậc) và Ả rập Xê út (tăng 10 bậc) là ba quốc gia có chỉ số năng lực phát triển du lịch tăng hạng cao nhất.
Tuy nhiên, một số điểm đến nổi tiếng ở Đông Nam Á không có kết quả tốt, như Thái Lan giảm 1 bậc, xếp thứ 36; Malaysia giảm 9 bậc, xếp thứ 38; Philippines giảm 2 bậc, xếp thứ 75.
Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của công nghệ số trong tái thiết và phục hồi du lịch bền vững. Ngày càng nhiều các dịch vụ du lịch được tiếp cận qua nền tảng số như đại lý du lịch trực tuyến (OTA), kinh tế chia sẻ, đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử, thiết bị di động… mang lại cho du khách nhiều tiện ích hơn, nhiều lựa chọn hơn và giảm bớt tiếp xúc trực tiếp, gia tăng trải nghiệm liền mạch của du khách.
Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe, điều kiện làm việc, điều kiện kinh tế-xã hội, bảo vệ xã hội… cũng là những vấn đề cần quan tâm.
Từ năm 2007, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xây dựng báo cáo đầu tiên về Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu. Trong 15 năm qua, báo cáo này được coi là “thước đo” uy tín hàng đầu trong ngành du lịch thế giới.
Theo Ngọc Hà
https://vietnamnet.vn/nang-luc-phat-trien-cua-du-lich-viet-nam-tang-cao-nhat-the-gioi-2023039.html
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 7/4, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Arilines (VNA) và Tập đoàn Thiên Minh (TMG) phối hợp tổ chức Chương trình “Vietnam Reopening” tại London nhằm quảng bá du lịch Việt Nam sau khi đất nước cửa trở lại đón du khách quốc tế.
Tham dự sự kiện có Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long; đại diện VNA, TMG và hơn 150 công ty du lịch, lữ hành và báo giới chuyên về du lịch quốc tế tại Anh.
Là sự kiện du lịch đầu tiên được tổ chức ở nước ngoài sau khi Việt Nam chính thức mở cửa đón du khách quốc tế từ ngày 15/3, “Vietnam Reopening” cập nhật thông tin về chính sách mở cửa du lịch của Chính phủ Việt Nam, cũng như các sản phẩm du lịch và dịch vụ của VNA và TMG, đồng thời tạo cơ hội để các doanh nghiệp du lịch hai nước trao đổi thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Tại sự kiện, các khách mời được giới thiệu về các địa danh du lịch Việt Nam, thưởng thức các điệu múa truyền thống Việt Nam như múa sen, múa nón… cũng như nhiều món ăn Việt Nam được du khách quốc tế ưa chuộng như phở, nem cuốn...
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cho biết Việt Nam là đất nước với cơ cấu dân số trẻ, năng động, và trong 10 năm qua, là một trong 5 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tthế giới với ngành du lịch phát triển mạnh. Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn du khách nước ngoài nhờ phong cảnh đẹp, người dân thân thiện, cởi mở và nền ẩm thực phong phú. Ông cho biết, trong 10 năm qua, số du khách Anh đến Việt Nam tăng trung bình 15%-20%/ năm, chỉ ra rằng việc mở đường bay thẳng Việt Nam-Anh với dịch vụ của 2 hãng Vietnam Airlines và Bamboo Airways đã góp phần vào mức tăng trưởng này. Đại sứ cho biết Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và các cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Anh, trong đó có Vietnam Airlines, sẽ làm hết sức mình để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách Anh muốn trải nghiệm du lịch Việt Nam.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc TMG, cho biết Chương trình “Vietnam Reopening” là sự kiện có ý nghĩa đối với ngành du lịch Việt Nam khi đất nước chính thức mở du lịch quốc tế. Tổng Giám đốc TMG cho rằng quyết định mở cửa du lịch của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Trong bối cảnh một số thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản chưa mở cửa và nhiều thị trường mở cửa rất hạn chế, việc mở cửa du lịch với rất ít hạn chế của Việt Nam giúp ngành du lịch kết nối với các thị trường lớn như châu Âu và Anh.
Theo ông Trần Trọng Kiên, TMG đã thâm nhập thị trường Anh hơn 20 năm, khẳng định đây là một thị trường bền vững và có khả năng phục hồi nhanh nhất trong các thị trường lớn như châu Âu và Australia. Vì vậy, ông cho rằng mục tiêu đón 0,5-1 triệu du khách Anh của Việt Nam là khả thi. Ông Kiên cho biết VNA và TMG mới đây đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm kết hợp dịch vụ hàng không và du lịch, tăng hiệu quả thu hút du khách quốc tế nói chung và du khách Anh nói riêng.
Ông Nicolas Corney, Giám đốc phụ trách dịch vụ hàng không của Công ty Southhall Travel có trụ sở tại London, hoan nghênh quyết định mở cửa du lịch của Chính phủ Việt Nam, khẳng định đây là cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch giữa Việt Nam và Anh. Ông Corney cho rằng việc du khách đến Việt Nam được miễn thị thực trong 15 ngày là điều kiện hoàn hảo đối với những người lần đầu muốn trải nghiệm du lịch Việt Nam. Ông tin rằng, với phong cảnh thiên nhiên đẹp, nền văn hóa đặc sắc và ẩm thực hấp dẫn, Việt Nam có ít đối thủ cạnh tranh về du lịch trong khu vực. Ông nhấn mạnh điều quan trọng là Việt Nam cần quảng bá rộng rãi hơn nữa về chính sách mở cửa du lịch, cũng như điều kiện nhập cảnh Việt Nam, chẳng hạn như cần xét nghiệm bệnh COVID-19 trước khi khởi hành.
Sau 2 năm bùng phát dịch COVID-19, việc Chính phủ Việt Nam quyết định mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3 được nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch đánh giá là thời điểm phù hợp, mang tính quyết định cho việc khai thác hiệu quả mùa du lịch quốc tế 2022-2023.
Theo chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2022-2026, ngành du lịch đặt mục tiêu phục hồi 45-50% trong giai đoạn 2022-2023 so với trước đại dịch COVID-19, với mục tiêu đến hết năm 2023 đón khoảng 9 triệu lượt khách quốc tế.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, du lịch Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong giai đoạn 2015-2019, với mức tăng trung bình 22,7%/ năm. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 lên 63/140 nền kinh tế, đóng góp trực tiếp 9,2% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo Minh Hợp-Hải Vân (TTXVN)
https://baotintuc.vn/du-lich/chuong-trinh-quang-ba-du-lich-viet-nam-tai-anh-20220408080628487.htm