Trong 6 tháng đầu năm 2018, hòa cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, hoạt động du lịch các tỉnh phía Đồng ĐBSCL (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Trà Vinh) tiếp tục tăng trưởng cả về doanh thu, lượng khách và công tác liên kết phát triển du lịch được tăng cường, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương.

Cụ thể, khách du lịch nội địa đến với các tỉnh ước đạt 5.532.374 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó có 906.055 lượt khách quốc tế, tăng 6% so với cùng kỳ; tổng thu ước đạt 2.234.535 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.

Có được kết quả trên là do, các tỉnh trong cụm đã phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, gắn kết với các địa phương trong việc phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch; tích cực hỗ trợ các địa phương giới thiệu điểm đến với thị trường du khách trong nước và quốc tế; là đầu mối chính đưa các nguồn khách du lịch đến với các địa phương.

Trung tâm Xúc tiến Du lịch các tỉnh thực hiện tốt vai trò làm đầu mối cho các doanh nghiệp du lịch trong cụm gặp gỡ, giao lưu, khảo sát, ký kết các chương trình hợp tác kinh doanh du lịch. Các tỉnh trong cụm đã có sự đồng thuận, phối hợp hỗ trợ đồng hành thực hiện các công việc trong chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch từ lập quy hoạch, thông tin xúc tiến, liên kết tuyến điểm, hỗ trợ cung cấp thông tin, liên kết xúc tiến mời gọi đầu tư, xây dựng sản phẩm phát triển du lịch…từ đó đưa du lịch trong cụm có bước phát triển mạnh. Đồng thời, thông qua các hoạt động liên kết xúc tiến du lịch, các tỉnh trong cụm đã thiết lập được mối quan hệ với các cơ quan xúc tiến du lịch ở Trung ương, địa phương, Trung tâm Xúc tiến Du lịch các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí,…tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp, hỗ trợ quảng bá, xúc tiến du lịch. Công tác liên kết tham gia chung các sự kiện du lịch tạo ấn tượng, từng bước xây dựng hình ảnh chung và được Hiệp hội du lịch ĐBSCL, Tổng cục Du lịch ghi nhận, đánh giá cao trong công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch.

Ngoài ra, các tỉnh trong cụm luôn chú trọng liên kết về quy hoạch phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch và sản phẩm du lịch. Các tỉnh trong cụm đã xây dựng Đề án sản phẩm du lịch của từng tỉnh hòa cùng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL. Chú ý là Đồng Tháp ký kết với các tỉnh Long An và Tiền Giang cùng nhau xây dựng, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tham quan trải nghiệm du lịch Đồng Tháp Mười. Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tiếp tục phối hợp triển khai lập quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc giá 4 cù lao (Long, Lân, Quy, Phụng). Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp tiếp tục phối hợp xây dựng hoàn chỉnh đề án liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được các tỉnh trong chụm chú trọng thực hiện như xây dựng chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kỹ năng thuyết minh du lịch, du lịch cộng đồng, nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch…để đáp ứng vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ để phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp.

Bên cạnh những kết quả khởi sắc đạt được, những vấn đề các tỉnh trong cụm cần khắc phục trong 6 tháng cuối năm như: Việc hợp tác, liên kết hỗ trợ xây dựng điểm đến, sản phẩm du lịch còn hạn chế, trong cụm chỉ mới thực hiện thống qua coogn tác thông tin, quảng cáo, xúc tiến du lịch chưa thật đi vào chiều sâu. Công tác liên kết đào tạo, quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế.

Các tỉnh trong cụm chưa luận phiên tổ chức sự kiện chung để tạo điểm nhấn trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Cũng như chưa xây dựng được tuyến du lịch chung các tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc thù mỗi tỉnh chưa định hình rõ. Việc liên kết trong cụm chủ yếu là quản lý nhà nước. Doanh nghiệp liên kết với nhau còn hạn chế. Chưa tổ chức họp định ký đánh giá các mặt thuận lợi và những mặt yếu kém nhằm đưa ra được hướng khắc phục để kịp thời chấn chỉnh và rít kinh nghiệm.

Việc triển khai các nội dung, chương trình đã ký kết chưa đạt được kết quả cao, chưa xây dựng được hình ảnh chung để quản bá, xúc tiến du lịch và chưa tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách…

Bài toán đặt ra để tìm đáp án đem lại kết quả như mong đợi thật là khó khăn bởi, nguyên nhân hạn chế thời gian qua cũng như ở 6 tháng đầu năm 2018 vẫn còn tồn tại như: nguồn kinh phí cấp cho hoạt động xúc tiến du lịch của các tỉnh còn hạn chế, trong khi đó công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn nên chưa tổ chức được các sự kiện du lịch có quy mô lớn và chưa tham gia quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp trong cụm phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chưa quan tâm nhiều đến công tác quảng bá thương hiệu và liên kết, hợp tác phát triển kinh doanh. Các hộ làm du lịch cộng đồng chưa có kinh nghiệm và kỹ năng làm du lịch nên chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của khách./.

Nguyễn Toàn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Zalo

en_USEnglish