Là huyện có nhiều điều kiện, tiềm năng để phát triển du lịch. Những năm qua, huyện Tháp Mười đã đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới và đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh này, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 10, nhiệm kỳ 2020-2025, Đại hội đã thông qua Nghị quyết đưa phát triển dịch vụ du lịch trở thành một trong hai chương trình trọng điểm của huyện.

Huyện Tháp Mười nằm trên trục Quốc lộ N2 nối liền Thành phố Cao Lãnh với Thành phố Hồ Chí Minh, các trục kinh tế, thuận lợi trong việc phát triển giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ, có khí hậu trong lành, mát mẻ, nhiều cảnh sắc thiên nhiên đẹp với cánh đồng sen bạt ngàn, một số điểm có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí đã được hình thành bên cạnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp như: Khu du lịch sinh thái Đồng Sen Tháp Mười, Thuận Hiếu, Hòa Đồng…

Với quyết tâm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Tháp Mười đã đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với phát triển nông thôn mới. Đầu tiên, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới, cũng như việc phát triển du lịch gắn với phát triển nông thôn mới. Qua đó, đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong quá trình thực hiện. Công tác xây dựng nông thôn mới đã được cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân trên địa bàn huyện tích cực thực hiện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Cùng với đó, huyện tập trung chỉ đạo, củng cố các điểm du lịch đã được công nhận và xây dựng các điểm du lịch mới; phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch thông qua các khóa đào tạo nghề ngắn hạn để nâng cao kỹ năng, kiến thức về du lịch cho người dân như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chế biến món ăn, hướng dẫn tham quan tại địa phương. Đến nay, người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là tại các điểm du lịch đã nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển du lịch cộng đồng đối với đời sống kinh tế. Qua đó, đã tích cực đồng thuận cùng cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai là yếu tố quan trọng, tạo đà cho du lịch cộng đồng phát triển. Du lịch cộng đồng là mang lại lợi ích cho cả du khách và người dân sở tại. Đây là loại hình mà du khách có thể trải nghiệm cuộc sống ở một nơi hoàn toàn xa lạ, khác biệt văn hóa; người dân sở tại thì tham gia trực tiếp và thu được lợi ích kinh tế – xã hội từ các hoạt động du lịch, đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương. Du lịch cộng đồng thường gắn với nhiều hoạt động như tham gia sinh hoạt văn hóa, lao động, khám phá thiên nhiên; tìm hiểu tín ngưỡng, tập quán, ngành nghề thủ công truyền thống.

Huyện xác định việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện, cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện; đường nội bản, liên bản đã được bê tông hóa; điện thắp sáng, đường nước sạch được đẩy mạnh, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; công tác cải tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường ở bản thường xuyên được triển khai thực hiện. Đồng thời, huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng và phát triển nhiều mô hình xen canh Sen – Lúa và cây ăn quả, nuôi ong mật; Giữ gìn và và phát huy lễ hội truyền thống, đến nay trên địa bàn huyện có 13  điểm du lịch cộng đồng bước đầu hoạt động hiệu quả.

https://www.facebook.com/dong.sen79
Điểm tham quan Đồng Sen Gò Tháp
Ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp
Liên hệ: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Điện thoại:  0822.828777;
https://www.facebook.com/profile.php?id=100076182161227
Điểm tham quan du lịch sinh thái Thuận Hiếu
Ấp 6B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Nguyễn Văn Thuận, Điện thoại: 0888.189.518
https://www.facebook.com/profile.php?id=100027106520247
Điểm tham quan Anh Hai Lúa
Ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Huỳnh Minh Vương. Điện thoại:  0365.997043
 
https://www.facebook.com/profile.php?id=100063774232043
Điểm tham quan du lịch sinh thái Hòa Đồng
Ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Phạm Thị Vẹn. Điện thoại: 0944.666.469
https://www.facebook.com/khudulichdongsen9theo
Điểm tham quan Chín Theo
Ấp 5B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Nguyễn Văn Theo. Điện thoại: 0976.972529
https://www.facebook.com/profile.php?id=100064523689300&mibextid=ZbWKwL
Điểm tham quan Sen Hồng Tháp Mười
Ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Bùi Văn Dúp. Điện thoại: 0981.878882
 
https://www.facebook.com/people/Nguy%E1%BB%85n-GiaQu%C3%BD/100084507092356/
Điểm tham quan đồng sen Mười Minh (Hương Sen)
Ấp 5B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Nguyễn Văn Cường. Điện thoại:  0973.373498.
https://www.facebook.com/profile.php?id=100035540774048
Điểm tham quan đồng sen Nghĩa Nhân
Ấp 5B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Lương Thị Dợn. Điện thoại: 0981.939213
 
https://www.facebook.com/gt.datsenhong
Điểm tham quan Đất sen hồng
Ấp 5B, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Lương Thị Dợn. Điện thoại: 0981.939213
https://www.facebook.com/profile.php?id=100047355474240
Điểm tham quan, du lịch Vườn Dâu
Ấp 4, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Trang. Điện thoại: 0919.411777
https://khanhthugroup.com/
Khu trải nghiệm du lịch sinh thái Khánh Thu
Tổ 41, khóm 2, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười
Liên hệ: Ngô Khánh Huy. Điện thoại: 0277.3522788
https://www.facebook.com/nghia.nguyennghia.50309
Điểm tham quan Thân Thương
Ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Liên hệ: Nguyễn Quốc Nghĩa. Điện thoại: 0912.274220

Tại các điểm du lịch cộng đồng, địa phương đã bố trí không gian văn hóa truyền thống nhằm tái hiện một cách sống động, rõ nét cuộc sống đời thường cũng như phản ánh truyền thống văn hóa; thành lập được các tổ, đội nấu ăn, hướng dẫn, bảo vệ, vận chuyển, văn nghệ để phục vụ du khách; chất lượng các dịch vụ lưu trú ăn uống được nâng cao và cải thiện rõ rệt; phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa truyền thống, ngắm cảnh. Cùng với đó, người dân thực hiện tốt phong trào vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp. Điều này, đã góp phần làm tăng lượng du khách đến với huyện Tháp Mười. Năm 2022, Tổng số khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn là 39.988 khách, doanh thu 3.604 triệu đồng; Tăng 31.338 lượt, tăng 462,28% so với cùng kỳ năm 2021, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Việc phát triển du lịch cộng đồng đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, ngược lại xây dựng nông thôn mới cũng đã thúc đẩy du lịch phát triển, cung cấp thêm các sản phẩm du lịch địa phương, tạo môi trường thuận lợi, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Tháp Mười ngày càng nhiều, nhất là những năm gần đây. Việc khai thác, phát triển du lịch giúp đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện, người dân tự chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phát triển du lịch dịch vụ, chủ động trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế; từ đó đã hình thành ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, an ninh trật tự; các làng nghề truyền thống đang dần được khôi phục và bảo tồn. Đại đa số người dân đã nhận thức được phát triển du lịch cộng đồng là đem lại lợi ích cho cá nhân người tham gia và cho chung cả cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.

Từ thực tế triển khai thực hiện phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới đã đem lại kết quả tích cực, thời gian tới huyện Tháp Mười tiếp tục tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch của huyện; quan tâm đầu tư nguồn vốn vào các bản du lịch cộng đồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về việc giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn văn hóa truyền thống như lễ hội,  ; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; không cho phép thực hiện các dự án không phù hợp với cảnh quan, kiến trúc truyền thống của địa phương; khuyến khích người dân tích cực, chủ động đầu tư và trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững./.

PH – Phòng TTTT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo

viVietnamese