Trước những diễn biến phức tạp của Covid-19, các khách sạn đã chuyển mình mạnh mẽ theo thời cuộc, tung ra nhiều tuyệt chiêu, tự tạo lá chắn để “sống chung” với đại dịch.

inh doanh ẩm thực

“Cơn đại hồng thủy” Covid-19 dai dẳng gần 2 năm khiến ngành du lịch, khách sạn lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có. Nhưng, mối quan tâm chính của ngành du lịch, khách sạn hiện nay không phải thiệt hại bao nhiêu, mà là sẽ phải xoay xở ra sao để sống được cùng đại dịch.

Từ đầu tháng 5 đến nay, khi đợt Covid-19 lần thứ tư bùng phát, loạt khách sạn 5 sao hàng đầu tại Hà Nội tiếp tục rơi vào cảnh chợ chiều, gần như không có khách thuê phòng.

Du khách thường rất kỳ vọng được thưởng thức ẩm thực địa phương khi đi du lịch. Theo một khảo sát của Booking.com được thực hiện gần đây, có 53% du khách Việt Nam cho biết, họ rất thích được nếm thử và thưởng thức đặc sản địa phương.

Vì vậy, theo các chuyên gia, các cơ sở lưu trú cần cung cấp những dịch vụ chu đáo hơn, chứ không chỉ chú trọng đến phòng nghỉ và bữa sáng. Ví dụ, xây dựng cẩm nang ẩm thực với những lời giới thiệu về nhà hàng/quán ăn nên đến gần đó. Ngoài ra, việc thiếp lập đối tác với cộng động địa phương có thể xem là nghĩa cử đẹp, khi họ phục vụ những món ăn thuần túy với giá ưu đãi cho khách lưu trú.

Chọn ẩm thực để bù đắp sự sụt giảm trầm trọng doanh thu của mảng lưu trú, trên trang chủ của Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội liên tục giới thiệu những món ăn do các “siêu đầu bếp” của Khách sạn thực hiện cùng dịch vụ takeaway (bán mang đi) và giao hàng tận nhà cho thực khách. Thực đơn mà khách sạn này phục vụ khá đầy đủ và đa dạng, từ món khai vị, đến món chính, món cho người ăn chay, các loại rượu, nước uống… Ngoài ra, Sofitel Legend Metropole Hà Nội còn miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 1,5 triệu đồng trở lên.

Tương tự, JW Marriott Hanoi cung cấp dịch vụ takeaway trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ 30’ mỗi ngày. Giá trị đơn hàng tối thiểu phải đạt 750.000 đồng, miễn phí giao hàng trong phạm vi 5 km. Thực đơn bao gồm nhiều món ăn và thức uống nổi tiếng của chuỗi JW Marriott.

Các khách sạn 5 sao khác cũng ưu tiên chọn kinh doanh ẩm thực để “vực” lưu trú. Thậm chí, Khách sạn Sheraton Saigon còn lần đầu tiên mở thêm các lớp dạy nấu ăn cho trẻ em từ 5 đến 16 tuổi, do chính những đầu bếp chuyên nghiệp của Khách sạn hướng dẫn. Mỗi lớp học này chỉ cho phép số lượng học sinh tham gia từ 4 đến 6 bé, với học phí khoảng 450.000 đồng/bé/lớp.

Chuyển mình theo thời cuộc

Cùng với việc đẩy mạnh dịch vụ ẩm thực, Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, InterContinental Westlake Hanoi và nhiều khách sạn còn chuyển mình theo thời cuộc bằng cách cung cấp dịch vụ cách ly y tế tập trung có thu phí.

Gần đây, trong bối cảnh các đợt giãn cách kéo dài, nhiều cơ sở đã cung cấp dịch vụ lưu trú cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, hoặc nhận yêu cầu đặt phòng từ các nhóm khách đoàn là y bác sỹ và lực lượng phòng chống dịch…

Nhiều doanh nghiệp đã thuê khách sạn cho nhân viên lưu trú và thực hiện đưa đón từ khách sạn đến công ty mỗi ngày nhằm đảm bảo yêu cầu “vừa cách ly, vừa sản xuất”.

Tại TP.HCM, các khách sạn quy mô vừa cũng nhận được yêu cầu đặt phòng từ các nhóm khách đoàn là y bác sỹ và lực lượng phòng chống dịch. Các khách sạn được lựa chọn thường nằm ở vị trí thuận tiện để tiếp cận các bệnh viện dã chiến, cơ sở y tế, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ trong công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Các chuyên gia cho rằng, những cách giải quyết khủng hoảng trên có lẽ chỉ mang tính chất tình thế, nhưng dù sao cũng là bước chuyển mình cần thiết, cắt giảm chi phí để “sống sót” qua đại dịch.

Về hoạt động phát triển xây dựng, trong khi nhiều khách sạn đóng cửa, thậm chí rao bán để cắt lỗ, thì vẫn có những dự án tạm ngưng nhiều năm trước đang được tiến hành thi công trở lại hoặc đổi chủ sở hữu mới. Một số chủ đầu tư vẫn tiếp tục các hoạt động nghiên cứu khả thi và phát triển dự án, thậm chí còn “tăng tốc” để có thể tiên phong và đón đầu các cơ hội sau đại dịch.

Chia sẻ thêm về khía cạnh này, đại diện cấp cao của chuỗi khách sạn Wink Hotels vẫn đánh giá cao tiềm năng du lịch của Việt Nam trong trung và dài hạn, do đó, chuỗi này đang triển khai thi công dự án tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với tổng cộng khoảng 2.000 phòng. Với đối tượng khách hàng mục tiêu là nhóm du khách năng động, yêu thích trải nghiệm xu hướng mới, chuỗi Wink Hotels cũng chú trọng đến các yếu tố công nghệ trong hoạt động vận hành.

Có thể thấy, Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết khía cạnh của cuộc sống, đã và đang góp phần thúc đẩy việc hình thành và phát triển những xu hướng và hành vi tiêu dùng mới với tốc độ nhanh hơn. Một số khách sạn cũng tận dụng cơ hội này để nâng cấp tiện ích, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất để có thể đem đến những trải nghiệm mới, đáp ứng những thay đổi trong tiêu chuẩn dịch vụ từ phía khách hàng.

Bên cạnh đó, việc thử nghiệm và triển khai công nghệ đang được xem như một xu thế tất yếu trong ngành nghỉ dưỡng nhằm mang đến những trải nghiệm tốt hơn cũng như đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao về mức độ an toàn vệ sinh. Có thể kể đến một số ứng dụng như: sử dụng menu điện tử thông qua quét mã QR trong hoạt động dịch vụ nhà hàng, hạn chế tiếp xúc vật lý thông qua công nghệ không điểm chạm (contactless) xuyên suốt quá trình lưu trú của khách, check-in online, ứng dụng AI trong hoạt động khách sạn…

Các chuyên gia cũng khẳng định tầm quan trọng của công nghệ trong việc tổng hợp và phân tích các sự kiện, dữ liệu quá khứ để có thể dự báo các xu hướng tương lai. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để các khách sạn có thể thích nghi tốt hơn với những biến đổi nhanh chóng của thị trường và hành vi tiêu dùng, từ đó đưa ra các chiến lược điều chỉnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.

https://baodautu.vn/khach-san-lay-am-thuc-de-vuc-luu-tru-d150382.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo

viVietnamese